Tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là một chỗ dựa vững chắc cho người lao động mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho người sử dụng lao động và nhà nước bên cạnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Theo đó, từ ngày 15/07/2020, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có một số thay đổi. Cụ thể mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Từ ngày 15/7/2020, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có một số thay đổi. Cụ thể, hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hết hiệu lực hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Quyết định thôi việc;
– Quyết định sa thải;
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
– Thỏa thuận hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
– Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
– Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
– Xác nhận của Sở Kế hoạch và Đầu tư về trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền;
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động thực hiện theo 04 bước sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Người lao động được nhận bảo hiểm thất nghiệp khi đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hợp pháp. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Cách đăng ký nộp thuế điện tử mới nhất 2020
Vì sao cần phải cài đặt phần mềm HTKK mới nhất
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn); đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.