Trường hợp nào phải hủy hóa đơn giá trị gia tăng?

Việc áp dụng thuế VAT và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. Có thể nói, hóa đơn giá trị gia tăng là một chứng từ quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thực tế có khá nhiều trường hợp sai sót dẫn đến doanh nghiệp buộc phải hủy bỏ hóa đơn và dùng mẫu biên bản hủy hóa đơn, mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử. Vậy cụ thể những trường hợp phải hủy hóa đơn giá trị gia tăng là gì? Trình tự hủy hóa đơn giá trị gia tăng được thực hiện thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.

1. Các trường hợp bị hủy hóa đơn giá trị gia tăng

a. Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.

– Kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày.

– Nếu cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (không tính những trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế) thì tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

c. Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

d. Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Chú ý:

– Nếu hóa đơn GTGT bị viết sai, kế toán cần lập biên bản thu hồi hóa đơn là mà không cần phải làm thủ tục hủy hóa đơn.

– Trường hợp hóa đơn viết sai đã kê khai thì lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh (không phải hủy hóa đơn).

2. Trình tự hủy hóa đơn giá trị gia tăng

Bước 1: Lập bảng kê các hóa đơn cần hủy. Trên đó ghi chi tiết: tên, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn cần hủy (có thể thì ghi rõ số hóa đơn cần hủy).

Bước 2: Lập và gửi đề nghị hủy hóa đơn cho cơ quan thuế. Hóa đơn cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung: loại hóa đơn, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số…đến số…, lý do hủy.

Bước 3: Thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện ban lãnh đạo, đại diện phòng kế toán. Nếu là hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh thì không phải lập Hội đồng hủy hoá đơn.

Bước 4: Tiến hành hủy hóa đơn.

Bước 5: Lập biên bản hủy hóa đơn có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong hội đồng hủy hóa đơn. Bên cạnh đó, các thành viên này phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc hủy hóa đơn.

Bước 6: Lập thông báo kết quả hủy hóa đơn. 

Cách đăng ký nộp thuế điện tử mới nhất 2020

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp áp dụng từ 15/07/2020

3. Hồ sơ hủy hóa đơn hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ theo điểm d khoản 3 điều 29 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hồ sơ hủy hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm:

– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

– Biên bản hủy hóa đơn;

– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Lưu ý:

– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

– Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản trong đó một bản lưu tại doanh nghiệp còn một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

4. Các hình thức huỷ hoá đơn giá trị gia tăng

– Cắt góc (Cắt góc dưới bên phải, góc phần chữ ký thủ trưởng đơn vị);

– Đốt;

– Xé nhỏ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *